0

Nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ là do đâu? | Safe and Sound

Ngày nay, tỉ lệ trẻ tự kỷ có xu hướng gia tăng. Nhiều cha mẹ khi nghe bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý thông báo về việc con mình có dấu hiệu tự kỷ thì họ vô cùng sốc và không tin vào điều đó. Họ cho rằng vợ chồng họ đều khoẻ mạnh, nuôi dạy con bình thường thì thật vô lý khi con họ bị bệnh. 

Ngô Thị Sáng |Thạc sĩ Giáo dục học – Viện tâm lý và sức khoẻ tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng và Phát triển

1. Những trường phái lí giải nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ

Theo các bác sĩ, chuyên gia tâm lý; trong lịch sử có hai thuyết lí giải nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ. Thuyết đầu tiên cũng là giả thuyết sớm nhất giải thích nguyên nhân bệnh tự kỷ cho rằng rối loạn này xuất phát từ vấn đề trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái., đặc biệt là sự thiếu hụt trong tiếp xúc và sự chú ý từ mẹ. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, cách giải thích này không chỉ gây cảm giác tội lỗi nặng nề cho cha mẹ mà còn dẫn đến điều trị không hiệu quả cho trẻ tự kỷ do chỉ tập trung vào khía cạnh cảm xúc mà bỏ quên các vấn đề về hành vi xã hội.

Một lý thuyết bị loại trừ khác là những phát hiện sai của Wakefield, một chuyên gia tiêu hoá người Anh và đồng sự vào năm 1998. Họ cho rằng vắc-xin cho bệnh sởi, quai bị và rubella có thể là nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý, trong nghiên cứu của Wakefield có nhiều nghi vấn với những hạn chế nghiêm trọng về phương pháp như không có nhóm đối chứng, vấn đề trong việc thu thập thông tin hay phân tích sai, một số lượng lớn các nghiên cứu dịch tễ và sinh học đã thử tìm hiểu về mối quan hệ nguyên nhân này nhưng đều không tìm được bằng chứng.

Cho tới nay, các bác sĩ tâm thần và chuyên gia tâm lý đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ dưới nhiều khía cạnh khác nhau và cho ra các kết quả khác biệt.

2. Các yếu tố là nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ

2.1. Yếu tố sinh học

Ảnh 1: Yếu tố sinh học là một nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ

Những bằng chứng từ các nghiên cứu của các bác sĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý cho thấy gene là một yếu tố rất quan trọng trong bệnh lý học của tự kỷ. Một nghiên cứu quy mô lớn về các cặp song sinh ở Anh cho thấy 60% sự tương hợp về rối loạn tự kỷ giữa các cặp sinh đôi cùng trứng, trong khi không có hiện tượng này giữa các cặp sinh đôi khác trứng.

Mặt khác, kết qủa từ các nghiên cứu bỏi các bác sĩ, chuyên gia tâm lý về tính di truyền của tự kỷ cũng cho thấy anh chị em của trẻ tự kỷ có 12-20% nguy cơ mắc triệu chứng của một hoặc hai trong ba mục khiếm khuyết của chẩn đoán phổ tự kỷ.

Nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ mang tính đa gene, có nghĩa là rối loạn là kết quả của sự tương tác giữa những gene khác nhau. Biến đổi gene đóng vai trò quan trọng trong nguy cơ mắc của trẻ tự kỷ. Sự bất thường ở những nhiễm sắc thể qua mất đoạn, chuyển đoạn hoặc lặp đoạn cho thấy có liên quan tới chứng tự kỷ trong nhiều cá thể.

2.2 Yếu tố thần kinh

Ảnh 2: Yếu tố thần kinh là một nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ

Một số lượng lớn các nghiên cứu bởi các bác sĩ, chuyên gia tâm lý đã cho thấy bằng chứng về những khiếm khuyết trong phát triển ngôn ngữ và giao tiếp xã hội có liên quan đến sự suy giảm trong não bộ của những người mắc rối loạn phổ tự kỷ.

Trẻ tự kỷ được phát hiện là có não lớn hơn trẻ bình thường trong nhiều nghiên cứu sử dụng các số chỉ thị như chu vi đầu, thể tích được đo bằng chụp cộng hưởng từ hay khối lượng não sau khi chết.

Theo các bác sĩ, chuyên gia tâm lý, kích thước não lớn có thể là dấu hiệu của quá trình tỉa các kết nối thần kinh diễn ra không chuẩn xác. Sự phát triển quá mức một cách bất thường này được tìm thấy trong vùng đại não, tiểu não và hệ viền và điều này có thể liên quan tới sự hình thành chứng tự kỷ vì những vùng này giữ vai trò quan trọng trong chức năng tư duy, xã hội, cảm xúc và ngôn ngữ.

Chuyên gia tâm lý Dawson (2008) khiếm khuyết xã hội ở trẻ tự kỷ là do thiếu động lực xã hội, bắt nguồn từ sự rối nhiễu trong tương tác giữa hoạt động của oxytocin và hệ thống dopamine.

2.3. Yếu tố môi trường

Các bác sĩ, chuyên gia tâm lý cho rằng một số nguy cơ môi trường được xác định là có liên quan tới sự phát triển của chứng tự kỷ, chẳng hạn như tuổi cha mẹ cao hay những vấn đề trong giai đoạn mang thai hay khi sinh nở. Tuy nhiên, các bác sĩ, chuyên gia tâm lý cũng nhấn mạnh rằng tuy có mối liên hệ giữa những yếu tố này và việc mắc rối loạn phổ tự kỷ, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng gây ra chứng rối loạn phổ tự kỷ.

Các nghiên cứu khác từ các bác sĩ, chuyên gia tâm lý đã tìm thấy nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ cao ở những đứa trẻ sinh ra khi cha đã lớn tuổi. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc tăng nguy cơ có thể là kết quả của đột biến gene trong quá trình sản xuất tinh trùng, Khi việc nhân đôi DNA và cơ chế sửa chữa DNA trở nên yếu đi hơn khi nam giới giá đi. Nguy cơ trẻ tự kỷ liên quan đến việc tuổi mẹ cao có thể chức năng của hệ miễn dịch bị suy giảm hoặc sự tích tụ  của những chất độc từ môi trường.

Nhiễm trùng ở mẹ khi mang thai cũng được các bác sĩ, chuyên gia tâm lý phát hiện là một yếu tố tiềm năng là nguyên nhân bệnh tự kỷ. Ngoài ra, việc sinh non và thiếu cân nặng lúc mới sinh cũng được cho có liên quan tới sự phát triển của chứng tự kỷ.

: Nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ là do đâu? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound